Cũng giống như các loài động vật khác, gia cầm là vật nuôi cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài gây nên stress, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Stress trên gia cầm thường được gọi là stress nhiệt, bệnh sẽ làm giảm khả năng ăn uống, tiêu hóa, huyết tương và canxi trong máu, khiến sản lượng và chất lượng trứng của gia cầm giảm đáng kể. Bên cạnh đó, stress còn làm giảm khả năng miễn dịch của chúng, từ đó làm giảm chất lượng thịt, giảm sản lượng trứng, tăng tỉ lệ tử vong trên đàn vật nuôi.
Có thể thấy, stress nhiệt trên gia cầm hoàn toàn sẽ là mối lo ngại rất lớn đối với các hộ dân chăn nuôi hiện nay. Tuy nhiên cũng không phải không có cách khắc phục hiệu quả. Bài viết sau đây Tiến Nông sẽ giúp bà con biết được các biểu hiện của stress trên vật nuôi, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp phòng chống bệnh hiệu quả cho mọi người tham khảo. Hãy cùng đón đọc nhé!
Stress trên gia cầm - Một trong những bệnh đáng lo ngại đối với người chăn nuôi
Stress nhiệt xảy ra do nhiều yếu tố môi trường như ánh sáng mạnh, bức xạ nhiệt, nhiệt độ không khí, độ ẩm, đặc tính gia cầm như giống, mức độ chuyển hóa, hoạt động và cơ chế chuyển hóa nhiệt cũng như điều kiện của chuồng trại.
Đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, theo hình thức công nghiệp thì chuồng nuôi được xây dựng dạng kín với hệ thống mái có khả năng chống nóng tốt, đồng thời cũng kết hợp giàn phun mưa trên mái chuồng cùng hệ thống giàn lạnh ở đầu chuồng nên nhiệt độ trong chuồng luôn được kiểm soát theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Ngoài ra, với hệ thống quạt hút gió nên không khí bên trong chuồng luôn được lưu thông, nhờ thế nên chuồng nuôi không bị nóng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm nguy cơ stress trên gia cầm.
Ngược lại, đàn gia cầm nuôi tại hầu hết các trang trại chăn nuôi nhỏ và chăn nuôi nông hộ thường được cho sống trong loại chuồng hở, thiết kế chưa khoa học, thiếu hợp lý. Hơn nữa, mái chuồng hầu hết được làm bằng tôn và tấm lợp Fibro xi măng, những vật liệu cách nhiệt thấp. Hệ thống chống nóng cũng chưa đảm bảo hoặc không có. Vì là loại chuồng hở nên gần như không có hệ thống quạt để lưu thông không khí, điều này khiến chuồng dễ bị nóng. Và cũng chính nguyên nhân này khiến đàn gia cầm thường xuyên bị stress, dẫn đến tình trạng giảm năng suất và chất lượng, tỷ lệ chết dần tăng cao.
Khi bị stress nhiệt gia cầm thường sẽ có xuất hiện những biểu hiện như:
+ Há hốc mồm, thở nhanh, xoã cánh, thờ ơ, ủ rũ.
+ Mào và tích nhợt nhạt (ở gà), mắt luôn nhắm, thích nằm, khát nước, biếng ăn, sụt cân và cắn mổ nhiều.
+ Sản lượng, kích cỡ và trọng lượng trứng của gia cầm đẻ giảm, vỏ trứng mỏng
Hiện tượng bệnh stress trên gia cầm không loại trừ ở bất kỳ cá thể nào mà sẽ xảy ra trên mọi lứa tuổi, và trên mọi loại giống gia cầm. Chính vì thế, bà con nông dân chăn nuôi cần đặc biệt lưu ý khi chăn nuôi.
- Thông thường nước của chuồng trại chăn nuôi sẽ được xây trên cao, nên khi trời nóng bức, nước sẽ rất nóng. Bà con nên chú ý cách nhiệt đường ống dẫn nước cho chuồng gia cầm, đảm bảo nước uống đủ mát. Cũng có thể chôn ngầm bồn chứa nước để tránh nhiệt lượng từ mặt trời.
- Các máng chứa nước trong chuồng nuôi hoặc ngoài vườn phải được thường xuyên bổ sung nước mát.
- Tuyệt đối không được để thiếu nước hay để ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Trong mùa nắng nóng không nên để mật độ gia cầm trong chuồng quá dày. Mật độ thích hợp là khoảng 5 - 7 con/m2. Nếu trời quá nóng thì có thể thả chúng ra ngoài vườn hoặc tại gốc cây quanh chuồng.
- Thường sau khi ăn khoảng 1 - 2 giờ, nhiệt độ cơ thể gia cầm sẽ tăng thêm 7 - 10%. Do đó, vào thời điểm nắng nóng, bà con nên cho vật nuôi ăn vào sáng sớm (5 - 7h), chiều và tối (6 - 9h tối). Tuyệt đối không nên cho ăn vào ban ngày vì sẽ làm tăng chuyển hóa hô hấp, sinh nhiệt dễ gây chết gia cầm.
- Tăng số máng ăn sao cho gà không phải chen chúc để ăn.
- Nên cho gia cầm ăn, uống các loại thuốc bổ trợ có chứa vitamin, lysine, chất điện giải... để chống nóng và giảm hiện tượng tiêu chảy mất nước.
- Đến giai đoạn gần xuất bán, ví dụ như gà, nếu bà con có sử dụng các sản phẩm kích lông, kích mã thì nên cho chúng uống vào buổi chiều tối. Vì loại thuốc này làm tăng quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể nên uống lúc trời mát để tránh gây sốc nhiệt.
- Nên lắp đặt hệ thống phun nước trên nóc có thể làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi xuống 3 - 5⁰C so với nhiệt độ ngoài trời.
- Phun sương tơi bên trong chuồng: Phương pháp này chỉ dùng trong thời điểm nóng đỉnh điểm từ 1-3h chiều và chỉ cần phun trong 1 giờ.
- Kiểm tra tốc độ gió: Đối với những chuồng trại kín phải thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt, xem công suất thiết bị có chạy tốt không, đề phòng trường hợp yếu điện. Đối với những trại dạng hở phải bố trí quạt trong chuồng nuôi hợp lý để đối lưu không khí, giảm khí độc trong chuồng.
- Căng lưới đen: Những chuồng nuôi tại nơi không hoặc có ít cây cối nên căng thêm lưới đen bên trên nóc, trước giàn mát và xung quanh trại để làm giảm bớt nóng, tạo bóng mát.
Cùng Tiến Nông chăn nuôi gia cầm hiệu quả và đạt năng suất cao
Trên đây là những thông tin về bệnh stress trên gia cầm và một số phương án khắc phục, phòng chống hiệu quả được khuyến cáo. Bà con đang và sẽ chăn nuôi gia cầm nên nắm bắt các kiến thức trên để có phương án chăm sóc và chăn nuôi gà, vịt... đúng đắn.
Nếu vẫn còn điều thắc mắc hoặc muốn tham khảo thêm một số cách nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, bà con có thể liên hệ Tiến Nông chúng tôi tại:
CÔNG TY TNHH DVTV & TM TIẾN NÔNG
Địa chỉ: 156A, Đường 42, Bình Trưng Đông, Tp Thủ Đức , TP.HCM
MST: 0310551335
Di động: Mr.Đức: 0979.730.910
Điện thoại: +84.028.6280.6967 Fax: +84.028.6280.6967
Email: tiennonginfo@gmail.com
Website: tiennongltd.com