Tôm và cá cũng sẽ mắc các bệnh về gan, gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại thủy sản này. Vậy làm thế nào để có thể nuôi tôm và cá khỏe mạnh, hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh gan? Nếu tôm cá bị bệnh gan thì sẽ có dấu hiệu gì? Cách phòng trị bệnh như thế nào? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Tiến Nông để được giải đáp các thắc mắc trên nhé.
Nếu tôm bị vấn đề về gan thì cần phải được phát hiện sớm mới có biện pháp đối phó kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế cho bà con nông dân.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tôm bị bệnh gan, trong đó thường thấy như:
Nguồn thức ăn cho tôm chưa đảm bảo lượng dinh dưỡng đồng đều, bị thiếu hụt hoặc dư thừa một số loại như: thiếu vitamin, thiếu chất béo, thừa đạm và năng lượng. Ngoài ra chất lượng thức ăn kém, có chứa nhiều độc tố cũng sẽ khiến tôm bị gặp các vấn đề về gan.
Bệnh gan ở tôm rất đáng lo ngại, có thể gây nguy cơ tôm chết hàng loạt
Môi trường nuôi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gan ở tôm. Theo đó, nếu không có các giải pháp làm sạch khoa học, ao nuôi sẽ bị ô nhiễm, tảo độc phát triển và xuất hiện các khi độc như H2S, NH3, NO2. Đồng thời, nếu người nuôi sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan của tôm. Dẫn đến hệ lụy là gan tôm có sức đề kháng yếu, dễ bị mắc bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố như thời tiết, vi khuẩn gây hại cũng sẽ tác động, gây bệnh về gan trên tôm.
Để biết tôm có bị bệnh gan hay không, bà con hãy quan sát những dấu hiệu sau:
Các dấu hiệu tôm bị gan rất dễ phát hiện bằng cách quan sát gan tôm
Để phòng bệnh gan cho tôm, bà con phải đảm bảo các yếu tố sau:
Tùy theo từng loại bệnh gan mà tôm gặp phải là teo gan, nhũn gan, vàng gan, hoại tử gan tụy,... sẽ có các biện pháp điều trị cụ thể riêng.
Bệnh gan ở cá thường là bệnh gan mủ, ban đầu chỉ xuất hiện trên cá da trơn như cá basa, cá tra. Tuy nhiên, hiện nay loại bệnh này đã xảy ra trên tất cả các loại cá nuôi, bao gồm cá lóc, cá diêu hồng, cá rô,...
Bệnh gan mủ ở cá do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Theo đó, loại vi khuẩn này xuất hiện trong môi trường nước và xâm nhập vào cá thông qua da, mang và đường thức ăn. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, mùa lạnh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các bà con nông dân nuôi trồng thủy sản.
Khi cá bị bệnh gan mủ sẽ xuất hiện những triệu chứng như:
Cá bị bệnh gan mủ sẽ xuất hiện đốm trắng giống đốm mũ
Khi bệnh gan mủ ở cá xuất hiện thì tốc độ lây lan cực kỳ nhanh. Chỉ khoảng 3 - 4 ngày, tất cả cá trong ao sẽ đều bị nhiễm bệnh. Do đó, cần phải có các biện pháp phòng trị hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh bùng phát, khiến cá chết, gây ảnh hưởng kinh tế của bà con nông dân.
Muốn phòng trị bệnh, đầu tiên phải ngăn chặn bệnh xâm nhập vào hệ thống ao nuôi cá. Theo đó, cần có ao lắng lọc trước khi đưa nước vào ao nuôi. Định kỳ 7 - 10 ngày thực hiện xử lý nước ao để diệt các virus và vi khuẩn gây bệnh bằng CaCO3 hoặc các loại thuốc sát trùng. Đồng thời, cũng cần chú ý đến lượng thức ăn, chế độ dinh dưỡng, sử dụng chế phẩm sinh học phù hợp trong quá trình nuôi cá.
Tiến Nông là địa chỉ chuyên cung cấp các loại thuốc thủy sản, chế phẩm sinh học an toàn cho nuôi thủy sản. Chúng tôi là một cơ sở uy tín, cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng với giá tốt. Hãy để chúng tôi trở thành người bạn đồng hành, góp phần mang đến những giá trị kinh tế cho bà con nhé.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH DVTV & TM TIẾN NÔNG
Địa chỉ: 156A, Đường 42, Bình Trưng Đông, Quận 2, TP.HCM
Fax: +84.62806967
Hotline: 0979.730.910 (Mr.Đức)
Email: tiennonginfo@gmail.com
Website: tiennongltd.com